Large Hadron Collider - 2 tỷ Euro (sửa chữa)

Sau gần một năm sửa chữa với chi phí 2 tỉ Euro do hư hại nặng gây ra bởi phản ứng dây chuyền từ việc hỏng kết nối điện giữa các nam châm, máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới từ trước đến nay Large Hadron Collider (LHC) đã chính thức vận hành trở lại. Cộng đồng vật lý học đặt rất nhiều kỳ vọng vào cỗ máy khổng lồ nằm sâu 175 mét dưới lòng đất giữa Thụy Sĩ và Pháp này sẽ đem lại manh mối giải đáp những thắc mắc chưa có lời giải trong ngành vật lý hạt.


Một phần nhỏ của đường ngầm tròn có chu vi 27 km

Nguyên lý hoạt động của LHC là dẫn các hạt proton, một trong những hạt cơ bản cấu thành vật chất, đi theo hệ thống ống dẫn quanh co để các hạt này di chuyển bằng 99,9999991% vận tốc ánh sáng rồi va chạm nhau và tan rã tại tâm thiết bị. Khi đó, năng lượng cực lớn sẽ được giải phóng, tạo ra tình trạng tương tự thời điểm sau khi xảy ra vụ nổ Big Bang chỉ trong tích tắc. Dĩ nhiên, các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu mọi diễn tiến nhờ vào bốn máy dò hiện đại thực hiện các vai trò khác nhau. Trong đó, giới khoa học đều mong đợi thiết bị phân tích hạt CMS sẽ tìm ra được hạt Higgs, qua đó minh chứng cho giả thuyết truyền khối lượng giữa các hạt khi đi vào một trường lượng tử đặc biệt của nhà vật lý người Anh, Peter Higgs, đưa ra vào năm 1960. Ngoài ra, ba bộ dò còn lại có thể dẫn ra manh mối về những vấn đề như vật chất tối (Dark Matter) và phản vật chất (AntiMatter).

Tuy nhiên, LHC được tạm thời nghỉ ngơi qua lễ giáng sinh sau khi tiến hành thử nghiệm bắn phá hạt lần đầu vào cuối tháng 11 năm nay. Dù có một số quan ngại như sự va chạm các hạt sẽ tạo ra các lỗ đen siêu nhỏ có nguy cơ "nuốt chửng" cả hành tinh xanh, 18 ngìn nhà vật lý học đến từ 15 quốc gia đang trực tiếp điều khiển LHC cũng như nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking đã trấn an rằng các lỗ đen nếu có vô tình xuất hiện cũng là quá nhỏ bé so với "người anh em" ngoài vũ trụ để có thể tạo ra bất kỳ nguy hại nào.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét