Tàu ngầm Kilo (Type 636) - 3.2 Tỷ USD



 Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với phía Nga đóng mới 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo (Type 636) với tổng trị giá hợp đồng lên tới 3,2 Tỷ USD.
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel do cục thiết kế Rubin (Nga) phát triển từ đầu những năm 1980. Kilo có hai biến thể chính là Type 877EKM và Type 636.
Kilo (Type 636) cho Hải quân Việt Nam được thiết kế đảm nhiệm vai trò chống ngầm, chống hạm, trinh sát và tuần tra trên biển. Type 636 được thế giới đánh giá là một trong những tàu ngầm diesel hoạt động “êm” nhất trên thế giới. Nhờ đó, Kilo có thể tiếp cận gần và tiêu diệt trước khi tàu đối phương kịp phát hiện ra nó.

Thiết kế
Tàu ngầm tấn công lớp Kilo có lượng giãn nước 2.350 tấn (khi nổi) hoặc 3.950 tấn (khi lặn), kích thước 73,8x9,9x6,5.
Thủy thủ đoàn trên tàu Kilo gồm 52 người, hoạt động liên tục trên biển trong thời gian 45 ngày.
Tàu ngầm Kilo (Type 636) được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong thân tàu kết cấu hai lớp. Kiểu thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có thể hoạt động bình thường trong trường bị thủng một vài khoang.
Type 636 có thiết kế thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ chân vịt cao hơn, giảm khả năng bị phát hiện so với Type 877EKM (kiểu cũ).
Ngói chống dội âm được phủ lên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thụ sóng âm sonar (hệ thống định vị thủy âm), làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Những ngói này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
Hệ thống điện tử
Tàu ngầm được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu đa vai trò cung cấp thông tin để việc điều khiển con tàu được hiệu quả hơn và phóng ngư lôi.
Hệ thống máy tính tốc độ cao phân tích thông tin từ thiết bị giám sát theo dõi và hiển thị lên màn hình trong phòng điều hành; xác định dữ liệu mục tiêu tàu ngầm/tàu nổi đối phương và tính toán tham số để dùng vũ khí tiêu diệt; cung cấp thông tin và kiến nghị để điều động triển khai vũ khí.
Kilo (Type 636) được lắp đặt hệ thống định vị thủy âm hiện đại MGK-400EM cung cấp cho tàu khả năng phát hiện mục tiêu tàu ngầm/tàu nổi ở cự ly xa, phát hiện các tín hiệu âm thanh dưới nước và xác định nơi phát ra tín hiệu.
Ngoài ra, nó còn có radar tìm kiếm trên biển MRK-50, thiết bị đối kháng điện tử, thiết bị định vị, liên lạc.
Hệ thống vũ khí
Tàu ngầm Kilo (Type 636) trang bị hỏa lực mạnh dùng để phòng không, chống hạm và chống ngầm.
Vũ khí phòng không gồm 8 tên lửa hải đối không Strela 3 (SA-N-8) lắp đầu dò hồng ngoại, đầu đạn 2kg, tầm bắn xa 6km hoặc 8 tên lửa đối không Igla (SA-N-10) cũng dùng đầu dò hông ngoại, tầm bắn 5km.
Kilo thiết kế 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm bố trí ở mũi tàu dùng để phóng ngư lôi hoặc thủy lôi. Trong tàu mang 18 quả ngư lôi (6 quả nằm trong máy phóng, 12 quả nằm trên giá bảo quản bên ngoài) và 24 thủy lôi.
Kilo chỉ mất chừng 15 giây để chuẩn bị máy phóng ngư lôi: bắn ngư lôi đầu tiên trong vòng 2 phút và quả thứ hai trong 5 phút.
Loại ngư lôi được sử dụng có thể là: ngư lôi 53-65 thiết kế để tiêu diệt tàu nổi (tầm bắn 18km, tốc độ 83km/h, đầu đạn thuốc nổ mạnh 300kg) hoặc ngư lôi VA-111 Shkval (tầm bắn 13km, tốc độ lên tới 370km/h hơn nhiều so với ngư lôi phương tây, đầu đạn 210kg) nhưng không chắc là sẽ được bán cho khách hàng.
Đặc biệt, Kilo (Type 636) trang bị hệ thống tên lửa hành trình đối hạm phóng từ tàu ngầm Novator Club-S (SS-N-27). Club-S sử dụng loại tên lửa hành trình cận âm 3M54E1, loại tên lửa này lắp 2 động cơ (động cơ rocket đẩy khi rời ống phóng và động cơ cho hành trình bay).
Hệ thống dẫn đường của 3M54E1  là sự kết hợp giữa định vị quán tính cho giữa hành trình bay và radar chủ động ở cuối hành trình.
Tên lửa 3M54E1 có đường kính 533mm, dài 6,2m, mang đầu đạn nặng 400kg, tầm bắn 300km.
Động lực
Kilo sử dụng hệ động cơ diesel kết hợp động cơ điện cho phép đạt tốc độ tối đa 11 hải lý/h (nổi) và 20 hải lý/h (lặn), tầm hoạt động hơn 9.000km (nếu chạy tốc độ 7 hải lý/h).
Với sức mạnh của lữ đoàn 6 tàu ngầm tấn công Kilo, Hải quân Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo quốc gia.
(Theo Autonet)




Đăng nhận xét

0 Nhận xét